Chuyển đến nội dung chính

Google dùng cách nào để phát hiện app độc hại?

Ứng dụng độc hại trên Google Play luôn là nguy cơ bảo mật hàng đầu cho người dùng Android. Hiểu được điều này, Google đã tạo ra một công thức giúp xác định đâu là ứng dụng độc hại để nhanh chóng loại bỏ trước khi chúng gây hại cho nhiều người dùng.
Theo Engadget, tính năng Verify Apps (Xác minh ứng dụng) của Android sẽ luôn quét các ứng dụng mới để xem chúng có chứa malware (phần mềm độc hại) hay không. Hàng ngàn thiết bị Android đã được quét mỗi ngày bởi tính năng này như một phần trong quá trình kiểm tra định kì của hệ thống để chắc chắn thiết bị của người dùng luôn an toàn.


Tuy nhiên, một số ứng dụng độc hại hiện đã có thể ngăn chặn tính năng Verify Apps hoạt động. Vì vậy, Google đã phải nghĩ cách để làm sao phát hiện ra lý do khiến tính năng Verify Apps không hoạt động được là do ứng dụng độc hại hay chỉ đơn giản là do người dùng đã tắt tính năng này đi.
Trong một bài blog mới đây, Google đã tiết lộ cách để hãng phát hiện ra đâu là ứng dụng độc hại kể cả khi tính năng Verify Apps bị chặn. Đầu tiên, Google phân chia các thiết bị đã tải ứng dụng ra làm 2 nhóm. Nhóm đầu tiên có chứa các thiết bị vẫn tiếp tục được Verify Apps quét và được gọi là thiết bị giữ lại (retained). Trong khi đó, nhóm thứ hai có chứa các thiết bị đã không còn được quét bởi tính năng Verify Apps và được gọi là thiết bị DOI (Dead or Insecure, chết hoặc thiếu an toàn).

Tiếp theo, các kĩ sư Google sẽ tìm tỉ lệ của các thiết bị giữ lại, tức là vẫn còn được quét bởi tính năng Verify Apps sau một ngày tải ứng dụng. Sau đó, họ áp dụng công thức sau để tính toán về mức độ xuất hiện các thiết bị DOI:

Trong đó:
N = số lượng thiết bị đã tải về ứng dụng.
x = số lượng thiết bị giữ lại.
p = tỉ lệ thiết bị giữ lại sau khi tải ứng dụng.
Z = số điểm DOI.
Nếu Z nhỏ hơn -3,7, điều đó có nghĩa là đã có một số lượng lớn thiết bị DOI xuất hiện sau khi tải ứng dụng. Sau đó, Google sẽ kiểm tra kĩ lại ứng dụng để xác minh xem đó có thật sự phải là một ứng dụng độc hại hay không trước khi loại bỏ khỏi hệ thống. Google cũng cho biết là công thức này đã giúp hãng phát hiện ra được rất nhiều ứng dụng độc hại có thể gây nguy hiểm cho số đông người dùng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

HttpOnly Flag và Secure Flag của chiếc Cookie để làm gì?

Cookies rất hữu ích nhưng cũng tồn tại không ít rủi ro. Bài viết sau đây giúp tìm hiểu rõ thêm về 2 thuộc tính giúp bảo vệ Cookies là Httponly flag   và Secure flag.   Nếu anh em mò vào được bài này thì chắc cũng biết về Cookie rồi, nhưng còn hiểu lơ mơ    thì click vào đây trước nhé -  Cookie . Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, có một "nghệ sĩ" nọ do không sao kê tiền từ thiện nên đã bị hacker tấn công chiếm rất nhiều tài khoản do bị mất cookie.  1. Tại sao lại mất?   Nguyên nhân "nghệ sĩ" bị mất thông tin cá nhân là do quá chủ quan khi click đọc email do rất nhiều "fan" gửi cho, trong những email đó có gắn đường link chứa mã độc đánh cắp cookie của 1 trang web nào đó.  Do cookies phản hồi từ server mà các đường link đó dẫn tới không được bảo vệ     nên đã bị đối tượng xấu lấy mất cookies chứa xác thực đăng nhập -> dẫn tới mất thông tin. Về mặt bản chất, cũng có thể hiểu đây như là một cuộc tấn công XSS , đối tượng gửi email sẽ execute một đoạn scri

Những câu hỏi phỏng vấn kỹ sư bảo mật thường gặp.

Dưới đây là một danh sách các câu hỏi thường được sử dụng trong việc phỏng vấn tuyển dụng chuyên gia bảo mật. Nhiều câu hỏi được thiết kế buộc người được phỏng vấn phải suy nghĩ, và không thể chuẩn bị trước cho dạng câu hỏi này. Ở đó, các phản ứng của ứng viên cũng quan trọng  như câu trả lời. Một số câu hỏi được pha trộn giữa kỹ thuật và lý thuyết, hoặc câu hỏi tìm hiểu quan điểm của ứng viên để tạo ra những câu hỏi khó khăn hơn. Các câu hỏi cũng thường được chia thành các thể loại khác nhau, một số câu hỏi mẹo sẽ được chèn vào giữa. Mục đích của những câu hỏi dạng đánh đố này là tìm kiếm những điểm yếu kỹ thuật thường chỉ xuất hiện khi ứng viên đi vào làm việc :| . Nhóm câu hỏi chung 1. Giữa các dự án mã mở và mã đóng, bên nào bảo mật hơn? Câu trả lời của ứng viên sẽ nói rất nhiều về họ. Nó cho thấy 1) họ biết những khái niệm gì trong phát triển phần mềm, 2) cho thấy mức độ chín chắn của ứng viên. Mục tiêu chính của câu hỏi là đưa ra được ưu/ nhược điểm của hệ mã đóng và mã m

10 nguyên tắc thiết kế bảo mật khi phát triển phần mềm theo OWASP

 TTổng quan về bảo mật phần mềm Bảo mật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển cũng như khi vận hành ứng dụng. Nó như một lá chắn giúp bảo vệ hệ thống phần mềm của chúng ta tránh khỏi các cuộc tấn công của những kẻ xấu nhằm mục đích phá hoại hoặc đánh cắp thông tin. Bảo mật chính là một quá trình liên tục kiểm tra, xử lý các vấn đề bảo mật của hệ thống để duy trì 3 đặc tính trên của hệ thống (Tính toàn vẹn, tính bảo mật, tính sẵn sàng). Tính bí mật : Bí mật là thuật ngữ được sử dụng để tránh lộ thông tin đến những đối tượng không được xác thực hoặc để lọt vào các hệ thống khác. Ví dụ: một giao dịch tín dụng qua Internet, số thẻ tín dụng được gửi từ người mua hàng đến người bán, và từ người bán đến nhà cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng. Hệ thống sẽ cố gắng thực hiện tính bí mật bằng cách mã hóa số thẻ trong suốt quá trình truyền tin, giới hạn nơi nó có thể xuất hiện (cơ sở dữ liệu, log file, sao lưu (backup), in hóa đơn…) và bằng việc giới hạn truy cập những nơi mà nó được l