Chuyển đến nội dung chính

[Giải trí] “Mật vụ Snowden”: Bộ phim gây tranh cãi nhất năm 2016


Tối 14/9, lễ ra mắt toàn cầu tác phẩm điện ảnh “Mật vụ Snowden” đã diễn ra tại thành phố New York, Mỹ. Bên cạnh đạo diễn lừng danh Oliver Stone, dàn diễn viên hạng A và khách mời, sự xuất hiện của chính điệp viên Edward Snowden thông qua màn hình vệ tinh trực tiếp từ Moscow, đã khiến dư luận nước Mỹ dậy sóng.
Bộ phim “Mật vụ Snowden” do Kieran Fitzgerald và Oliver Stone cùng viết kịch bản, Oliver Stone từng 3 lần đoạt giải Oscar đạo diễn. Đây được coi là tác phẩm điện ảnh gây tranh cãi nhất năm 2016 khi dấy lên nhiều màn tranh luận nảy lửa trong giới phê bình danh tiếng, thậm chí các diễn đàn điện ảnh cũng trong tình trạng quá tải.
Phim tái hiện cuộc đời Edward Snowden - cựu nhân viên phân tích của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) tiết lộ hàng loạt bí mật xoay quanh những chương trình theo dõi người dân của chính phủ Mỹ và Anh cho giới truyền thông. Từ một quân nhân bị chấn thương, rồi trở thành chuyên viên phân tích cấp cao cho CIA và NSA, người lính trẻ ngày càng giúp bộ mặt chính phủ đẹp hơn trong mắt nhân dân. Tuy nhiên, mỗi ngày trôi qua, chàng nhân viên mẫn cán không ngừng phát hiện ra những hoạt động ngầm theo dõi, giám sát lẫn nghe lén tất cả người dân trên đất Mỹ và chính anh ta cũng nằm trong số đó.
Trong phim hình ảnh Snowden (Joseph Gordon-Levitt) được thể hiện trong công việc, một nhân viên cực kỳ thông minh, mẫn cán và trong đời tư là cuộc tình với nhiếp ảnh gia nghiệp dư Lindsay Mills (Shailene Woodley). Được xem là một trong những bộ phim hình sự li kỳ được mong đợi nhất năm nay, “Mật vụ Snowden” mang nhiều nét thu hút khác nhau, một trong các yếu tố đó là cuộc truy đuổi kéo dài gần “một vòng quả đất” giữa “kẻ phản quốc bất đắc dĩ” và lực lượng tình báo tinh nhuệ Mỹ. (Xem trailer phim dưới đây)
Dựa trên câu chuyện có thật, phim được quay ngoại cảnh ở các nơi mà Snowden đi qua trên toàn thế giới. Đó là thủ đô Washington, nơi mà Snowden đã tìm được việc và người con gái đã thay đổi cuộc đời anh. Đảo Hawaii, Mỹ, nơi Snowden và bạn gái dọn đến ở và chàng mật vụ yêu nước bắt đầu quá trình khám phá ra những bí mật động trời và thực hiện những bước chuẩn bị cuối cùng cho việc công bố các tài liệu của NSA. Đặc biệt căn nhà ở Hawai bày biện theo kiểu Nhật và giống thật đến 90%.
Tuy nhiên sau khi đã hoàn tất phần quay ngoại cảnh, đạo diễn Oliver Stone cảm thấy sự theo dõi cao độ của NSA, ông quyết định những phân cảnh nội sẽ được thực hiện tại Munich, Đức, bên ngoài nước Mỹ. Tiếp đó là Hong Kong, khách sạn Mira, nơi chàng hacker thiên tài từng trú ngụ “nội bất xâm, ngoại bất nhập” trong suốt 3 tháng. Cuối cùng là Sân bay quốc tế Moskva, Nga, nơi Snowden không thể xuất cảnh sang Cu ba như mong muốn vì hết hạn hộ chiếu.
Ở cuối phim cũng có cảnh gần giống với ngày ra mắt phim 14/9 khi Snowden giao lưu trực tuyến từ Moscow với khán giả trong một trường quay tại Mỹ.
Tờ “Washington Post” đã nói về bộ phim: "Snowden đáng xem bởi những ý tưởng và tranh cãi vốn đã có từ trước nhưng vẫn đầy cảm hứng. Những điều chúng ta đã biết lại trở nên bí ẩn và bộ phim là hành trình khám phá chúng lần nữa một cách tường tận nhất".
Còn tờ “New York Daily News” thì nhấn mạnh: “Bộ phim thật quyến rũ, mang tính kích thích tranh luận đầy lý thú. Phim hay nhất của Oliver Stone kể từ phim về JFK - President John F. Kennedy”.
Tham gia bộ phim là dàn diễn viên ngôi sao tài năng thuộc nhiều thế hệ Hollywood . Joseph Gordon-Levitt trong vai Snowden, Shailene Woodley trong vai cô bạn gái Lindsay, cùng các gương mặt sáng giá như Melissa Leo, Zachary Quinto, Tom Wilkinson, Timothy Olyphant, Nicolas Cage, Scott Eastwood… Phim công chiếu toàn cầu và tại Việt Nam từ ngày 16/9/2016.
Snowden cũng đã tạo nguồn cảm hứng cho hàng loạt những tác phẩm nghệ thuật, sách báo, tài liệu nghiên cứu đặc sắc ra đời. Nổi bật trong đó là bộ phim tài liệu “Citizenfour” của nữ đạo diễn-nhà báo Laura Poitras đã giành chiến thắng tại nhiều LHP và giải thưởng điện ảnh danh giá, đặc biệt là ẵm tượng vàng Oscar tại hạng mục “Phim Tài liệu Xuất sắc nhất” năm 2015.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

HttpOnly Flag và Secure Flag của chiếc Cookie để làm gì?

Cookies rất hữu ích nhưng cũng tồn tại không ít rủi ro. Bài viết sau đây giúp tìm hiểu rõ thêm về 2 thuộc tính giúp bảo vệ Cookies là Httponly flag   và Secure flag.   Nếu anh em mò vào được bài này thì chắc cũng biết về Cookie rồi, nhưng còn hiểu lơ mơ    thì click vào đây trước nhé -  Cookie . Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, có một "nghệ sĩ" nọ do không sao kê tiền từ thiện nên đã bị hacker tấn công chiếm rất nhiều tài khoản do bị mất cookie.  1. Tại sao lại mất?   Nguyên nhân "nghệ sĩ" bị mất thông tin cá nhân là do quá chủ quan khi click đọc email do rất nhiều "fan" gửi cho, trong những email đó có gắn đường link chứa mã độc đánh cắp cookie của 1 trang web nào đó.  Do cookies phản hồi từ server mà các đường link đó dẫn tới không được bảo vệ     nên đã bị đối tượng xấu lấy mất cookies chứa xác thực đăng nhập -> dẫn tới mất thông tin. Về mặt bản chất, cũng có thể hiểu đây như là một cuộc tấn công XSS , đối tượng gửi email sẽ execute một đoạn scri

[CTF] Làm thế nào để bắt đầu với CTF mảng Web

Web là một trong những mảng dễ tiếp cận khi chơi CTF. Vậy bắt đầu CTF mảng Web như thế nào? Giờ đặt một website trước mặt mình thì không thể cứ thế mà làm. Làm gì? Tìm flag - một chuỗi bí mật do người ra đề giấu ở đâu đó quanh cái web. Muốn tìm được nó trước hết phải xem đề bài gợi ý cái gì, cho cái gì, trong web có gì, làm sao để khai thác mấy cái đó. Từ đây lại có một vấn đề: Phải hiểu về web trước đã. Nói thêm một chút là ở bài viết này mình sẽ không đi sâu vào chi tiêt, mình chỉ dừng lại ở việc đặt ra các vấn đề quan trọng mà các bạn cần tìm hiểu. Web hoạt động thế nào? Chúng ta sẽ cần nắm kiến thức về web qua những vấn đề như thế này:   - Cách hoạt động của web từ phía client cho đến phía server sẽ có những gì?   - Client gửi request cho server và nhận lại response như thế nào? Qua đâu? (HTTP, HTTP Header, HTTP Methods)   - Cách client và server lưu trữ thông tin của nhau (qua cơ sở dữ liệu, cookie, session, …).   - Các ngôn ngữ cấu thành 1 trang web hoặc thường được dùng khi

Những câu hỏi phỏng vấn kỹ sư bảo mật thường gặp.

Dưới đây là một danh sách các câu hỏi thường được sử dụng trong việc phỏng vấn tuyển dụng chuyên gia bảo mật. Nhiều câu hỏi được thiết kế buộc người được phỏng vấn phải suy nghĩ, và không thể chuẩn bị trước cho dạng câu hỏi này. Ở đó, các phản ứng của ứng viên cũng quan trọng  như câu trả lời. Một số câu hỏi được pha trộn giữa kỹ thuật và lý thuyết, hoặc câu hỏi tìm hiểu quan điểm của ứng viên để tạo ra những câu hỏi khó khăn hơn. Các câu hỏi cũng thường được chia thành các thể loại khác nhau, một số câu hỏi mẹo sẽ được chèn vào giữa. Mục đích của những câu hỏi dạng đánh đố này là tìm kiếm những điểm yếu kỹ thuật thường chỉ xuất hiện khi ứng viên đi vào làm việc :| . Nhóm câu hỏi chung 1. Giữa các dự án mã mở và mã đóng, bên nào bảo mật hơn? Câu trả lời của ứng viên sẽ nói rất nhiều về họ. Nó cho thấy 1) họ biết những khái niệm gì trong phát triển phần mềm, 2) cho thấy mức độ chín chắn của ứng viên. Mục tiêu chính của câu hỏi là đưa ra được ưu/ nhược điểm của hệ mã đóng và mã m